Giải trí

Nhận định, soi kèo Barcelona vs Betis, 1h45 ngày 6/4: Giải mã hiện tượng

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-04-09 01:12:03 我要评论(0)

Phạm Xuân Hải - 05/04/2025 05:25 Tây Ban Nha mg zsmg zs、、

ậnđịnhsoikèoBarcelonavsBetishngàyGiảimãhiệntượmg zs   Phạm Xuân Hải - 05/04/2025 05:25  Tây Ban Nha

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}

Một thiếu niên bên cạnh chú chó được thuần dưỡng tại Trường giáo dưỡng thanh thiếu niên Yachimata, Nhật Bản

Bộ Tư pháp Nhật cho biết đây là sáng kiến lần đầu được áp dụng tại trường giáo dưỡng thanh thiếu niên Yachimata ở thành phố Yachimata, tỉnh Chiba từ tháng 7 năm ngoái.

Trường Giáo dưỡng Yachimata hiện quản lý hơn 50 nam thanh thiếu niên tuổi từ 17 đến 20 từng phạm tội trộm cắp hay đánh nhau ở trường học. Tính đến nay đã có sáu em được tham gia chương trình.

Cùng tham gia hỗ trợ chương trình là chuyên gia Hokoyama, 31 tuổi, của Quỹ Humanin. Ông là người từng tham gia những chương trình tương tự tại các cơ sở giáo dưỡng trẻ vị thành niên tại Mỹ.

Quỹ Humanin cũng là đơn vị đảm nhiệm việc nhận nguồn cung chó hoang từ các cơ quan chính quyền sở tại và tổ chức việc huấn luyện chó trong vài giờ tại trường vào các ngày làm việc trong tuần.

Theo đó, khi tham gia chương trình này, mỗi học viên sẽ được giao huấn luyện và thuần dưỡng một chú chó hoang hoặc từng bị chủ có ý đem giết thịt. Sau khoảng 3 tháng được huấn luyện, chú chó sẽ được trở về sống cùng gia đình nào đồng ý nhận nuôi.

Vào những ngày cuối tuần, những gia đình tình nguyện tham gia chương trình sẽ đón các chú chó về nhà chăm sóc. Giữa gia đình và học viên trực tiếp huấn luyện sẽ có sự trao đổi với nhau về tình hình của chú chó cho đến khi khóa huấn luyện kết thúc.

Được biết, tại một cơ sở huấn luyện, cải tạo thanh thiếu niên ở bang Oregon, Hoa Kỳ, chương trình này đã được triển khai thực hiện từ năm 1993. Các bạn trẻ tham gia chương trình cũng đã thừa nhận họ cảm thấy có trách nhiệm, cũng như ý thức hơn về lòng tự trọng khi đào tạo những chú chó hoang. Điều này giúp họ không tái phạm những sai lầm trước đây.

Một học viên 20 tuổi ở trường giáo dưỡng Yachimata sau khi tham gia chương trình từ tháng 7 đến tháng 10 năm ngoái chia sẻ: “Khi tham gia chương trình, tôi đã nghĩ nhiều hơn về giá trị của cuộc sống”.

Thanh niên này từng bỏ học và bị bắt năm lần vì tội đánh nhau. Đây là lần thứ hai cậu bị đưa trở lại trường giáo dưỡng. Đầu tiên, cậu rất bực bội vì con chó không chịu nghe theo chỉ dẫn của mình, thế nhưng cậu lại không đánh nó vì nhớ lại những trận đòn dã man của người cha dượng với mình hồi nhỏ. Người thanh niên nói: “Tôi nghĩ việc sử dụng bạo lực không giải quyết được vấn đề gì cả”.

Thanh niên này cũng chỉ trích sự ích kỷ của những người chủ khi nhẫn tâm vứt bỏ những chú chó. Anh nói: “Tôi nhận ra mình cũng từng làm những điều rất ích kỷ, gây tổn thương cho người khác. Ở đây, tôi đã cứu được mạng sống của con vật đáng lẽ đã bị giết thịt. Đây là lần đầu tiên tôi thấy mình có ích đối với ai đó”.

Yoshikazu Yamashita, một giáo viên của trường, giải thích: “Những em tham gia chương trình đều chăm sóc và yêu thương các chú chó. Các em nhận ra sự quan trọng của cuộc sống và nỗ lực hết sức để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi hi vọng các em sẽ nhớ những trải nghiệm này sau khi trở lại hòa nhập với cuộc sống”.

  • Thu Phương(Theo Fort Worth Bussiness Press)
" alt="Nhật: Giáo dục trẻ vị thành niên phạm pháp bằng chó hoang" width="90" height="59"/>

Nhật: Giáo dục trẻ vị thành niên phạm pháp bằng chó hoang

Khi cậu con trai của chị Jennifer Smith mang về nhà tờ phiếu xin phép được tham gia bữa tiệc bơi dành cho học sinh lớp 6, chị đã rất ngạc nhiên khi đọc thấy quy định: “Tất cả các nữ sinh phải mặc áo phông không phải màu trắng bên ngoài áo tắm”.

{keywords}

Giấy mời tham gia tiệc bơi, cũng là giấy xin phép phụ huynh cho con tham gia hoạt động này

“Là một người ủng hộ nữ quyền, tôi thấy tức giận với quy định này” – chị Smith chia sẻ với tờ Huffington Post. “Họ đang nói rằng các bé gái cần phải biết xấu hổ về cơ thể của mình và che giấu nó đi”.

Bữa tiệc bơi lội được tổ chức ở Trường Tiểu học Rhoades thuộc Indianapolis, tiểu bang Indiana, Mỹ. Mặc dù chị Smith không có con gái nhưng chị không muốn khuyến khích quy định kỳ thị giới tính này. Và chị đã không cho phép cậu con tham gia.

“Tôi có con trai, tôi đang dạy thằng bé phải suy nghĩ đúng đắn và điều này đi ngược lại với những gì tôi đang dạy con” – chị nói.

Bà mẹ này đã liên hệ với nhà trường để làm rõ việc tại sao lại đặt ra quy định này. Smith cho biết, nhà trường đã giải thích rằng ở những tiệc bơi trước đã có những bộ đồ bơi không phù hợp và họ muốn giúp những em cảm thấy không thoải mái khi mặc đồ bơi. Và một lý do khác được nhà trường đưa ra là chiếc áo phông là giải pháp kinh tế hơn.

“Chúng tôi biết với nhiều gia đình, mua một chiếc áo tắm một mảnh cho con là một điều xa xỉ, vượt ngoài khả năng của họ” – phát ngôn viên của trường nói với HuffPost. “Để giải quyết vấn đề áo tắm phù hợp với tiệc bơi, chúng tôi tin rằng việc yêu cầu các nữ sinh mặc áo phông bên ngoài đồ bơi là giải pháp giải quyết được vấn đề một cách tế nhị nhất”.

Tuy nhiên, chị Smith không chấp nhận lời giải thích này và chị đã viết thư gửi hiệu trưởng nhà trường. Sau khi bức thư được gửi đi, quy định của tiệc bơi đã được thay đổi thành “mặc áo phông là không bắt buộc”. Và bà mẹ này đã hài lòng với sự thay đổi.

Chị tin rằng nó sẽ giúp các nữ sinh nhận thức được rằng cơ thể các em không có gì phải xấu hổ và các em không phải chịu trách nhiệm về cách người khác nhìn mình.

“Nếu chúng ta có thể thay đổi những điều nhỏ bé để nó tốt hơn và tìm hiểu lý do tại sao chúng ta lại làm vậy thì mọi thứ thật tuyệt vời” – chị Smith nói. Đó là những quyết định nhỏ nhưng có thể làm thay đổi cách người trẻ nhìn nhận về bản thân – chị nói thêm.

Bữa tiệc này đã được diễn ra hôm 18/5 và theo con trai chị thì không có nữ sinh nào mặc áo phông.

Nguyễn Thảo(Theo Huffington Post)

" alt="Bà mẹ đấu tranh để nữ sinh được mặc áo bơi" width="90" height="59"/>

Bà mẹ đấu tranh để nữ sinh được mặc áo bơi